Chứng khoán không khác gì đa cấp nếu hệ thống doanh nghiệp đứng sau cổ phiếu không hoạt động đủ tốt. Người thứ nhất bỏ tiền mua cp, người thứ hai mua lại của người thứ nhất với giá cao hơn,…. cứ thế đến người thứ N. Cả chuỗi đó sẽ không sụp đổ nếu cuối kỳ, người thứ N được doanh nghiệp bơm cổ tức, củng cố niềm tin nhà đầu tư, giữ giá cổ phiếu và cover lại chi phí cơ hội.
Doanh nghiệp không trả được cổ tức hoặc không cho thấy tiềm năng đó, thì cổ phiếu thành giấy, hệ thống sụp đổ, những người vào sau mất hết, và đấy là số đông. Chuẩn đa cấp.
Ừ thì lãi suất giảm, tiền rẻ nhiều, đổ vào chứng khoán, làm giá cổ phiếu tăng, nhưng khi giá tăng quá cao, nhà đầu tư chốt lời, giá giảm, mọi người hoang mang, thì ai sẽ giữ giá cổ phiếu? Ừ thì chuyển sàn, biên độ dao động giá 20%, lợi nhuận mấy năm gom hết ghi nhận 1 kỳ thì kỳ sau khi giá rớt, lấy lợi nhuận đâu trả cổ tức giữ giá cổ phiếu? Ừ thì ông nọ bà kia mua cổ phiếu lượng lớn, mua xong rồi bán, lúc mua tăng bao nhiêu, thì khi bán giảm bấy nhiêu, từ lúc mua đến lúc bán, nhà đầu tư mất chi phí cơ hội và nhận được gì?
Vì thế câu chuyện doanh nghiệp luôn quan trọng. Doanh nghiệp ấy làm ra cái gì, ai sẽ mua, với giá thế nào, khả năng cạnh tranh, lợi thế duy trì được lâu không… là cơ bản. Doanh nghiệp không đứng ở đâu trong chuỗi cung ứng giá trị cho xã hội sẽ chỉ làm ra những cục nợ.
Tin tức về doanh nghiệp, về ngành, về toàn nền kinh tế, về diễn biến vận động của các nền kinh tế trên thế giới vẽ ra một vài nét cơ bản, nhưng quan trọng, về nền tảng của chứng khoán….