Có vẻ như là một trong những công việc khó nhằn nhất khi làm đa số dự án. Làm trong bao lâu, mất bao tiền, tốn bao người…
Estimate thường khá cảm tính do bị chi phối bởi nhiều yếu tố mà người estimate không lường hết được. Nhân sự có ok không, yêu cầu trong dự án có bị thay đổi thêm bớt nhiều không, các bên liên quan mà dự án phụ thuộc vào có độ ổn định tới đâu…
Nhưng nói chung, để tiệm cận tới một estimate chuẩn, có 2 kỹ thuật khá hữu dụng: (1) nội suy và (2) ngoại suy.
Nội suy là phương pháp đập nhỏ thứ cần đo về đơn vị đo. Chẳng hạn một đầu việc được chia nhỏ thành việc nhỏ hơn, rồi chia nhỏ nữa…cho đến khi mỗi việc có thời gian không quá nửa buổi (4 tiếng) sau đó cộng dồn thời gian của từng việc lại, cho ra tổng thời gian.
Cái hay của nội suy là nó giúp người đo ra được giá trị trung bình của phép đo. Cái dở là các sai số của từng phép đo đầu việc nhỏ cộng dồn lại thành ra sai số phép đo đầu việc ban đầu lớn.
Thì để “ép” sai số này nhỏ xuống, người đo dùng ngoại suy.
Ngoại suy là đem cả đầu việc to so sánh với một việc tương tự ai đó giống mình đã làm để áng chừng. Nếu anh ta làm cái này có 2 tháng thì a cũng chỉ tầm 2 tháng thôi, cho thêm 1 tuần dự phòng nữa. Kiểu vậy.
Nội suy để tính mức trung bình của phép đo, ngoại suy để ép sai số xuống.
Phép đo sẽ còn chính xác nữa nếu người ta áp dụng nội ngoại suy cho mọi đầu việc nhỏ trong quá trình phân chia đầu việc lớn. Việc fo chia ra loạt f1, f1 chia ra loạt f2… thì nội ngoại suy để tính fn sau đó lại nội ngoại suy tính f(n-1)… rồi f1,f0.
Trong agile, đo kiểu ngoại suy là kiểu dùng đơn vị story point.