Lạm phát tại Mỹ là nhất thời?


1./ Lạm phát là gì?

Lạm phát là việc tăng giá của các mặt hàng, tương đương với việc giảm giá trị của tiền. Vì hàng tăng giá, nên ngày xưa 10k mua đc 2 cái, giờ chỉ mua được 1 cái. 10k của ngày xưa có giá trị hơn hôm nay.

2./ Lạm phát hình thành thế nào?

Giả sử ông A trồng lúa, ông B bán gà. Ông A bán lúa cho ông B được 10 đồng, lấy 10 đồng mua gà của ông B được 1 con. Năm nay thất bát, ông A chỉ thu hoạch đc ít, nhu cầu mua lúa không đổi, ông quyết định tăng giá lúa để bù sản lượng hụt đi, bán lúa cho ông B được 15 đồng. Ông B dùng lúa của ông A cho gà ăn, thấy chi phí đầu vào tăng quyết nâng giá bán để bù lỗ, nâng giá gà lên 15 đồng/ 1 con. Cuối ngày, ông A bán lúa 15 đồng, lấy 15 đồng mua gà ông B, vẫn được 1 con. Không có gì thay đổi, chỉ có giá lúa và gà tăng, tiền mất giá. Lạm phát phi mã nếu ông A và B ăn miếng trả miếng, ông A tăng 5, ông B tăng 10, ông A tăng 15… mỗi lần tăng tưởng thêm lãi nhưng lúc mua ngược lại thành ra lỗ… Đấy là lúc không ai dám cầm tiền.
Lạm phát bắt nguồn từ sự bất cân bằng cung cầu, cầu giãn ra đột biến mà cung chưa giãn kịp, khiến cầu nhiều hơn cung, sản phẩm tăng giá. Sản phẩm này là nguyên liệu đầu vào của sản khác, đầu vào tăng thì giá tăng, tạo ra chuỗi donino năng giá.

3./ Tình hình lạm phát của thế giới, điển hình là Mỹ xuất phát từ đâu?

Nhờ chính sách tiền tệ và tài khoá, dân Mỹ có nhiều tiền để tiêu, sức mua tăng, cầu tăng mạnh. Tuy nhiên, cung chưa tăng theo kịp thời để đáp ứng, do các nhà máy, chuỗi cung ứng… chưa phục hồi nhanh được. Điều này làm tăng giá các mặt hàng gây lạm phát. Và mức độ lạm phát tương ứng với mức chênh lệch giữa độ lớn của gói tài khoá và khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng. Rót tiền cho dân dần dần, đúng nơi đúng chỗ, để đợi chuỗi cung ứng phục hồi sẽ khiến chênh lệch cung cầu không quá nhiều, giúp kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải. Tuy nhiên, theo Buffet, chính sách của Mỹ bị coi là “lỏng lẻo”. Có vẻ tiền chảy vào tài sản như chứng khoán thay vì tiêu dùng, và mức tiền được rót cũng quá lớn so với cần thiết, đẩy lạm phát lên cao.

4./ Lạm phát ảnh hưởng thế nào đến chứng khoán?

Lạm phát tăng khiến các nhà đầu tư buộc phải bảo vệ danh mục ở mức cao hơn, phân bổ tài sản sang vàng và những công ty bị định giá rẻ. Thực tế, khi lạm phát tăng, giá sản phẩm dịch vụ và giá nguyên liệu chi phí phí đầu vào cùng tăng khiến lợi nhuận tăng, giá cổ phiếu cũng tăng, nhưng tăng nhờ lạm phát. Mức lạm phát lớn ăn bớt lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp, Đặc biệt doanh nghiệp nào chậm chân trong cuộc đua tăng giá sẽ ăn đủ. Khi mức lạm phát tăng cao, doanh nghiệp bị biến động giá mạnh ở cả hai đầu: đầu vào và đầu ra, số tiền họ kiếm được ở đầu ra hôm nay có thể không đủ để mua nguyên liệu đầu vào ngày mai… Công cuộc định giá của nhà đầu tư cũng vô cùng vất vả khi cái thước để đo – tiền tệ – bị co giãn.

5./ Lạm phát ở Mỹ là tạm thời hay là bắt đầu của một chu kỳ lạm phát lớn?

Thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 tăng 4.2% so với năm trước, cao nhất trong 12 năm qua. Cả bộ tài chính và Fed đều trấn an rằng, lạm phát chỉ là tạm thời, do đại dịch vẫn chưa qua, và chưa cần tăng lãi suất. Tuy nhiên, cựu bộ trưởng tài chính Mỹ, ông Lawrence Summer, đang cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng mạnh do Biden liên tiếp tung ra 2 gói cứu trợ 1.9k tỷ và 2k tỷ xây dựng cơ sở hạ tầng. Ông đưa ra dẫn chứng, trong quá khứ, mỗi khi cung tiền tăng vượt trội hơn lãi suất đầu tư thì lạm phát tăng nóng (ý là tiền bơm vào kinh tế tăng nhiều hơn mức tăng sản lượng hàng hoá dịch vụ, thì tiền mất giá mạnh).

Cá nhân mình thấy nhận định của Lawrence không phải là không có cơ sở. Nhưng mình nghĩ, lãi suất đầu tư thấp vì các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đc tạo điều kiện để quay lại làm ăn, họ thiếu khách hàng, dự án, thiếu vốn. Sản xuất kém thì cung không đủ cầu, gây lạm phát. Muốn giảm lạm phát phải thúc đẩy sản xuất. Muốn thúc đẩy sản xuất phải có đơn hàng. Gói 2k tỷ cho hạ tầng là nguồn cung ứng đơn hàng lượng lớn cho các ngành cơ bản như nguyên vật liệu, logistcs… giúp tăng sản lượng và dần trở về trạng thái trước dịch. Trung Quốc là một trong những nước đầu tư cơ sở hạ tầng kinh điển nhất, đặc biệt khi kinh tế gặp khó. Tháng 3 năm nay, CPI của nước này tăng 0.4%, trong khi GDP quý 1 tăng 18.3%.