Lòng tham, chi phí cơ hội và chứng khoán

Lòng tham của mỗi người tương ứng với chi phí cơ hội của việc họ đang làm. Chi phí cơ hội là lợi ích mà họ có được khi làm một việc khác thay vì làm việc hiện tại.

Kiểu một người đàn ông lương thiện, thấy 10 người ăn cắp mà không bị phạt, cũng tự dưng muốn ăn cắp. Vì trong xã hội bình thường, ăn cắp sẽ thu được return nhỏ, nhưng trả giá hình sự đắt, thành ra tổng return âm. Còn nếu không phải trả giá gì, return của việc ăn cắp lớn, chi phí cơ hội của việc làm người lương thiện lớn, khiến máu tham trong họ nổi lên, hành động khác đi.

Đầu tư bitcoin, chứng khoán… cũng là nơi “máu tham” nổi lên liên tục do chi phí cơ hội được đo đếm từng ngày.

Trader cầm cổ A thấy cổ B tăng liên tục, trong khi A cứ ì ở đó hàng tháng trời, bắt đầu thấy cần phải thay đổi… Trader bán A mua B… xong cổ B giảm giá, cổ A tăng kịch trần sau chuỗi ngày lê lết, trader lại thấy tiếc, chi phí cơ hội của việc cầm B là quá lớn…

Nhưng có vẻ, cái mà trader gọi là “cơ hội” là cơ hội đã qua, nên chi phí cơ hội đó nhiều lúc = 0. Giá hôm qua tăng, hôm nay cũng tăng thì không có nghĩa là ngày mai sẽ tăng. Càng tăng thì xác suất giảm hay điều chỉnh càng lớn.

Ngược lại, một mã lâu chưa tăng, mà cơ bản tốt, thì càng để lâu, xác suất tăng càng cao…ấy mà đến lúc xác suất tăng nó cao ngất r, lại bán đi.
Đứng núi này trông núi nọ, làm việc A thì sợ mất chi phí cơ hội của việc B, nhưng ít ai nghĩ khi làm việc B thì cũng mất chi phí cơ hội của việc A.

Lòng tham dẫn người ta đến những lòng tham tiếp theo, và có thể là tiếc nuối…