Lướt sóng tần suất suất cao có hiệu quả?

Trước đây mình cứ thắc mắc mãi, tại sao cứ nhảy hết mã này sang mã khác thì tỷ suất lợi nhuận không cao, trong khi chọn một mã tốt hẳn rồi đợi, không quan tâm lên xuống ngắn hạn thì tỷ suất lợi nhuận dài hạn lại ok hơn.

Theo lý thuyết , tranh thủ tối ưu hoá lợi nhuận của từng cổ, khi cổ xuống thì chốt lời, nhảy sang cổ khác đang tăng để tiếp tục kiếm lợi nhuận… sẽ giúp tài sản tăng liên tục. Nhảy và nhảy…

Chỉ có cái khó là làm sao chọn đúng thời điểm và mã để nhảy. Để tăng tốc độ cũng như độ chính xác cho việc nhảy, các bot chứng khoán ra đời và được cải tiến không ngừng để giúp con người đặt lệnh.

Nhưng chưa có bot nào bằng “bot” Buffet, một người thay vì “nhảy và nhảy nữa” lại chỉ giữ và giữ thêm. Và cũng lạ là, nếu có một con bot có thể ăn tiền chứng khoán dễ dàng thì tại sao các phòng R&D của google, amazon… không đầu tư vài tỷ đô làm một con chơi…

Có vẻ việc “nhảy và nhảy” không thực sự hiệu quả.

Việc nhảy mã là kết quả sau khi fit một kỹ thuật dự báo nào đó với các biến động chỉ số… của cổ phiếu. Bạn sẽ điều chỉnh và tối ưu hoá nhất kỹ thuật để có thể dự đoán biến động giá, rồi vào lệnh ở đáy và chốt lời ở đỉnh.

Càng nhiều pattern biến động giá, công sức điều chỉnh càng lớn.

Trong một liên tưởng nào đó, “kỹ thuật” và “pattern” ở trên là “model” và “data” trong trí tuệ nhân tạo, trong đó người ta cố điều chỉnh model sao cho fit với data. Và một trong những lỗi cơ bản nhất của một con AI là overfitting: tìm một model fit với tất cả data trong quá khứ, xong khi áp dụng cho hiện tại để dự báo tương lai thì useless.

Việc các trader cố nhận diện các mô hình giá từ dữ liệu quá khứ để ra kỹ thuật dự báo có vẻ tương tự. Ở một mức độ nào đó còn có hiệu quả, nhưng tối ưu ở tất cả các biểu đồ, thời điểm rồi áp dụng cho tất cả các thể loại cổ phiếu thì có vẻ chỉ tốn thêm công mà performance càng kém. Độ ngẫu nhiên trong các pattern giá càng cao, khả năng overfitting càng lớn.

Đầu tư nhiều lúc ngược đời, nghĩ sâu làm ít ăn nhiều. Nghĩ lắm, làm suốt lại chẳng được bao nhiêu.