Trong công tác quản lý không thể thiếu report. Có đủ các thể loại report: theo thời gian thì có report ngày, report tuần,… theo công việc thì có report từng bộ phận, rồi report về bất cứ khía cạnh nào của công việc như bảo mật, nhân sự, tiến độ, kiểm tra quy trình…
Công ty càng lớn, report càng nhiều. Về cơ bản là để các sếp dễ bề nắm bắt bức tranh toàn diện về công ty và kiểm tra chéo và độc lập các dữ liệu từ dưới đẩy lên.
Nhưng ở một công ty nhỏ, hoặc một tổ chức tối giản report thì chỉ cần 2 loại report là đủ: report về công việc và report về nguồn lực mà chủ yếu là nhân sự.
Bởi vì về cơ bản, mọi tổ chức đều dùng nguồn lực (tiền, thiết bị, con người) để xử lý công việc. Tóm chặt hai đầu nguồn lực và công việc giúp nắm bắt kha khá tình hình tổ chức.
Trong report về công việc sẽ làm rõ các đầu việc to nhỏ, mối quan hệ giữa chúng, xem tiến độ tới đâu, bao nhiêu xong, bao nhiêu phát sinh, bao nhiêu ưu tiên cao, bao nhiêu việc mãi chưa xong, risk issue, uncertainty… Tất cả nhìn từ phía công việc, công ty, thị trường…
Trong report về nguồn lực thì về cơ bản để xem khi nào, ai/nguồn lực nào đang làm gì, trong bao lâu và làm như thế nào. Chủ yếu để biết 8 tiếng của mỗi nhân sự đi đâu, có tạo ra value gì không từ đó đánh giá, đào tạo, thưởng phạt nhân sự hoặc điều phối công việc hợp lý hơn.
Report về công việc liên quan nhiều hơn đến doanh thu, report về nguồn lực liên quan đến chi phí. Tối giản chi phí và tăng doanh thu là hai hoạt động cốt lõi của quản lý doanh nghiệp, nên hai loại report trên trở nên quan trọng.