Thay đổi thường là quá trình tốn thời gian… Tổ chức càng lớn, thay đổi càng lâu…
Thay đổi giống như ngấm nước qua lớp đất. Nước dội từ trên ngấm qua nhiều tầng lớp rồi mới đến lớp “gốc rễ”. Nước có xối xả đến thế nào thì cũng không ngấm xuống gốc rễ nhanh hơn vì khả năng hấp thụ của các tầng lớp không cho phép. Một điều quan trọng là, nguồn nước trên cùng phải dồi dào, chảy đều đặn và được duy trì lâu.
Tương tự, thay đổi thường đến từ một “leader”, không quá aggressive, được duy trì nhất quán trong thời gian dài và cho thấy hiệu quả.
Thời đại ngày nay, khoa học công nghệ mới, phương thức quản trị mới, tư duy văn hoá mới… rất nhiều thứ mới đổ về VN. Những thứ đó sẽ không thay đổi VN ngày một ngày hai, mà đứng ở trên top của hạ tầng cũ, buộc hạ tầng cũ tự thay đổi để thích nghi.
Chẳng hạn, Việt Nam sẽ khó làm một thủ đô to hơn bằng cách bê nguyên quy hoạch của Tokyo về, chỉnh sửa lại để xây dựng ở nội thành Hà Nội. Câu chuyện sẽ là thay đổi ở những chỗ dễ thay đổi trước như ven đô, ngoại thành, xây dựng ở đó những khu đô thị hoành tráng, đẳng cấp. Áp lực sẽ dần đặt lên dân nội thành, khi họ thấy ở trung tâm mà nghèo nàn, cũ nát, áp lực càng tăng khi càng ngày họ càng khó sống tốt lên với hạ tầng như hiện tại. Thay đổi tự nhiên diễn ra, dân nội thành tản dần ra ven đô, tạo điều kiện cho quy hoạch lại nội đô…
Những người có thể thay đổi, cải cách … thường kiên trì, có lộ trình. Họ không thay thế tất cả những thứ hiện tại ngay lập tức, nhưng sẽ luôn ở vị thế tiên phong, trên cùng và gây áp lực cho phần còn lại thay đổi.